Cách ứng xử với đồng nghiệp khó tính trong công ty
Khi bị trách mắng, đặc biệt chạm vào lòng tự ái của bạn, chúng ta rất dễ phản ứng lại một cách nóng nảy không kém đối phương. Lúc đó luôn tự nhủ: “Chuyện đâu còn có đó”,
Nếu bạn đang làm việc với một đồng nghiệp khó tính, không thuộc dạng “muốn thế nào cũng được”, trong khi bạn lại là người cẩu thả, đại khái, bạn sẽ làm gì để chung sống “hòa bình” với họ?
Sáng thứ 2, vừa ló mặt vào văn phòng làm việc, chưa kịp chào hỏi mọi người, My, một phóng viên, đã bị mắng xối xả. Vân, trưởng nhóm làm chung đề tài với Mi, giận dữ đập tay xuống bàn, quát tháo ầm ĩ: “Em viết bài chỉ thế thôi à, viết như thế này thì ai mà chẳng viết được. Báo hại tôi phải làm lại”.
Không kìm được tức giận, My lớn tiếng cãi lại. Một trận “hỗn chiến miệng” xảy ra. Kết quả, sếp phải đích thân hòa giải nhưng từ đó giữa My và Vân đã có một vết nứt không thể hàn gắn.
Người khó tính không có nghĩa xấu tính. Thông thường những người khó tính được xếp vào 2 loại:
Loại một là những người khá cầu toàn, luôn bận rộn và rất nóng tính.
Loại hai hay soi xét người khác nhưng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, không đao to búa lớn.
Ngoài ra còn có những người giả vờ khó tính. Thực chất họ cảm thấy đã hài lòng với công việc của người khác nhưng vẫn thích lên gân để ra oai, thích thú khi thấy đồng nghiệp sợ hãi, băn khoăn.
Khi lâm vào hoàn cảnh như My, để bảo vệ mình một số người thường lập tức cãi lại, một số người thường nuốt giận vào trong và đứng im chịu trận. Tuy nhiên các cách này đều không hoặc ít mang lại hiệu quả như mong muốn. Nó có thể gây ra ấn tượng xấu về bạn trong mắt đồng nghiệp, cô lập ngay trong công ty, thậm chí mất việc.
Để sống hòa bình với người khó tính, trước hết bạn phải luôn bình tĩnh. Hãy thử các biện pháp sau:
Không tranh cãi:
Khi đối phương đang nổi giận, bực bội, bạn đừng dại mà cãi lại, điều này chẳng khác gì thêm dầu vào lửa. Hãy từ tốn hỏi lý do và bày tỏ thành ý muốn trò chuyện. Lúc đó, họ có thể bình tĩnh lại và nghe bạn trình bày.
Học cách tự bảo vệ bản thân:
Có người vì không muốn cãi nhau, hay không muốn bị chỉ trích, khi bị đối phương đổ lỗi cứ nhận bừa cho xong chuyện. Làm như vậy, càng làm cho họ lấn lướt và gán cho bạn đủ thứ tội.
Để tránh trường hợp này, khi bị đối phương bắt bẻ và lên án, bạn hãy yêu cầu họ chỉ rõ chỗ vi phạm. Chấp nhận một phần lỗi mà bạn thấy đúng rồi dò hỏi tiếp ý họ. Trong lúc phân tích cái sai của bạn, họ có thể lộ sơ hở. bạn hãy bắt lấy và cùng họ thảo luận. Điều này có thể giúp một buổi “lên lớp” thành một buổi tranh luận lành mạnh.
Bắt chuyện trước:
Đừng luôn ở thế bị động. Khi thấy đối phương chuẩn bị có hành động, lời nói khác thường nhằm vào bạn, hãy chủ động bắt chuyện trước bằng những câu như: “Hình như anh chị có điều gì không vừa ý về em?” hay “ Em không cố ý đâu?”… Tỏ thành ý ngay từ đầu làm đối phương bớt phát “hỏa”.
Hạn chế tính háo thắng:
Khi bị trách mắng, đặc biệt chạm vào lòng tự ái của bạn, chúng ta rất dễ phản ứng lại một cách nóng nảy không kém đối phương. Lúc đó luôn tự nhủ: “Chuyện đâu còn có đó”, “Mình đâu cần thiết phải làm quá”… Tuyệt đối đừng vì tự ái mà xin nghỉ việc ngay lúc ấy. Bạn có thể hối hận về quyết định của mình sau đó.
Leave a Reply