Thực tập ở Apple và những điều cần lưu ý

Bạn sẽ thấy những người đi đến nơi làm việc bằng xe hơi thể thao nhưng họ chỉ là những kĩ sư bình thường. “Những quản lí cấp cao thì không như vậy. Vì vậy, bạn có thể

sinh tại Apple được trả 7,000 USD/tháng nhưng không thể khoe với bạn bè, đăng lên trang cá nhân hay kể những gì mà mình đã từng làm trong CV của mình.
Đó là những gì mà một thực tập sinh ở Apple phải trải qua.

“Họ muốn tung ra một sản phẩm mà tất cả mọi người đều phải thích thú nhưng không ai được phép biết trước đó là gì,” theo như Brad – một thực tập sinh từng làm tại Apple cho biết (tên được nhắc đến trong bài viết được thay đổi theo yêu cầu của cựu thực tập sinh này). “Bạn không thể kể với bất cứ ai về bất kì điều gì liên quan đến công việc của mình. Bạn cũng không thể nói cho ai biết bạn đang làm việc ở đâu ngoại trừ gia đình bạn”.

Việc chú trọng cao độ đến sự bảo mật cùng với sự trung thành đặc biệt của nhân viên đã tạo nên văn hóa của Apple khác xa với hầu hết những công ty khác trong thung lũng Silicon. Chúng tôi đã trò chuyện với Brad để tìm hiểu thêm những trải nghiệm mà anh ấy đã có được qua những chia sẻ dưới đây.

Quá trình tuyển dụng

Quy trình phỏng vấn ở Apple khác rất nhiều so với Google và Facebook, Brad cho biết. Apple phỏng vấn ứng viên thực tập sinh cho những vai trò rất cụ thể, và trưởng phòng của một team sẽ đích thân tiến hành cuộc phỏng vấn.

Theo như Brad, người từng phỏng vấn vào vị trí thực tập sinh ở Facebook và những gì anh ấy nghe được từ bạn bè của mình đã được phỏng vấn ở Google, thì các công ty này có cách phỏng vấn tương đối khác nhau. Thay vì phỏng phấn ứng viên cho một công việc cụ thể nào đó, Google và Facebook thường có những cuộc phỏng vấn chung chung, sau đó mới sắp xếp ứng viên trúng tuyển vào vị trí phù hợp.

Brad không hề đề cập đến bất kì câu hỏi phỏng vấn cụ thể nào mà anh ấy đã được hỏi khi ứng tuyển vào Apple, nhưng anh ấy cho biết anh ấy phải trải qua 1-2 giờ đồng hồ để nói về công việc cũ với người phỏng vấn.

“Đó là một quá trình phỏng vấn rất đơn giản”, Brad nói.

Và khi biết tin mình trúng tuyển vào Apple, anh đã đồng ý ngay lập tức.

“Tôi vô cùng vui sướng. Tôi đã nói với họ rằng tôi chấp nhận vị trí này trước khi tôi được trả lương hay bất cứ thứ gì cũng được.”

Lương bổng hậu hĩnh

Apple trả lương cho những thực tập sinh thật sự rất rất hậu hĩnh.

Thực tập sinh sẽ nhận được 38USD mỗi giờ. Con số này đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trả khoảng 6.700USD một tháng, Brad cho biết.

Thực tập sinh cũng được trả thêm tiền ngoài giờ nếu họ làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần. Và bất cứ người nào làm trên 40 giờ sẽ được tính gấp 1.5 lần so với ngày thường, còn những thực tập sinh nào làm trên 60 giờ 1 tuần sẽ được trả gấp đôi.

Điều này đã cho các thực tập sinh một cơ hội lớn để tích lũy cho tương lai – đặc biệt là họ không cần phải trả tiền nhà. Brad cho hay: Apple hỗ trợ chỗ ở miễn phí ở Bay Area nếu như bạn không ngại ở chung với những thực tập sinh khác.

Thực sự, đó là một trong những trải nghiệm tuyệt với nhất khi là thực tập sinh ở Appe đối với Maxime Britto – một cựu thực tập sinh ở Apple đã làm việc cho đội ngũ phát triển trình duyệt web Safari vào năm 2008 chia sẻ.

“Điều tuyệt vời nhất khi được sống chung nhà đó là bạn không cảm thấy đơn độc”, Britto đã chia sẻ trên Quora. “Bạn sẽ sống cùng với 3 thực tập sinh khác đến từ những nước khác nhau. Đó là cách hay nhất để học hỏi và giao lưu với những nền văn hóa khác trên thế giới”.

Nếu như bạn không muốn sống cùng với những thực tập sinh khác, Apple sẽ cho bạn 1.000USD để thuê nhà mỗi tháng. Nếu như bạn không ở trong khu vực BAY để làm việc cho Apple, công ty sẽ trả cho bạn khoảng 3.300USD cho chi phí đi lại.

“Họ mang mọi người trên toàn thế giới đến với nhau, và họ không muốn bạn tổn thương khi phải di chuyển đến sống ở đây.”

Apple luôn cố gắng tạo điều kiện để mọi người trên toàn thế giới có cơ hội được làm việc ở đây. Britto cho biết: Apple cũng hỗ trợ giấy phép làm việc cho anh ấy khi anh ấy chuyển từ Pháp đến Mỹ.

Anh cũng chia sẻ thêm: nhân viên của Apple cũng thông cảm rằng Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của anh ấy.

“Dù là trong hay ngoài công việc, mọi người ở đây cũng luôn kiên nhẫn và tử tế với tôi”, Brad chia sẻ.

Văn hóa bảo mật

Mục tiêu của Apple luôn là “ngạc nhiên và thích thú”, đó là lí do tại sao họ luôn giữ những dự án trong bí mật.

Mục tiêu của Apple luôn là “ngạc nhiên và thích thú”, đó là lí do tại sao họ luôn giữ những dự án trong bí mật. Apple cũng đảm bảo nhân viên từ những phòng ban khác nhau sẽ không thể biết những phòng khác đang làm việc như thế nào bằng cách cấm đi vào một số khuôn viên làm việc.

“Mọi thứ đều bị khóa ở đây. Bạn không được chụp hình trong sở làm, thật là kì lạ.”

Đây là nguyên tắc mà họ vẫn áp dụng đối với những thực tập sinh và nhân viên trong ngày đầu tiên mà Brad gọi là “chương trình training về tính bí mật” (nhưng hóa ra, đó không chỉ là để ngăn chặn việc rò rỉ thông tin. Đó thật sự còn là một nghệ thuật quản trị).

Đôi khi, nhân viên của Apple sẽ làm việc với những sản phẩm mà họ thậm chí còn không biết đó là gì. Brad đã kể rằng anh ấy đã nói chuyện với một nhân viên của Apple – người đã làm việc để cho ra iPad đời đầu vào năm 2010. Người này nói rằng họ đã làm việc với một màn hình 9.7 inch trong vòng 1-2 năm mà không hề biết chính xác đó là cái gì.

“Họ đã không biết đó liệu là một cái điện thoại di động cỡ lớn hay chỉ là một cái laptop loại nhỏ. Họ đã không hề biết. Mãi cho đến khi Steve Jobs đứng trên sân khấu công bố sản phẩm mới và nói rằng đó là iPad, thì họ mới nhận ra đó chính là sản phẩm mà họ đã làm việc suốt 2 năm qua.”

Nate Sharpe, một kĩ sư tại phòng thiết kế sản phẩm iPod vào năm 2008, đã nói rằng, bí mật là một trong những điều thú vị nhất khi được làm việc ở đây.

“Thật sự rất phấn khích khi được là một phần của sản phẩm trước khi chúng ra đời và nhìn thấy được chi tiết những hạn chế của sản phẩm từ thuở ban sơ, thậm chí là một vài trong số đó chưa bao giờ được xuất hiện trên thị trường.”

Gặp gỡ lãnh đạo cấp cao

Apple mang đến cho các thực tập sinh cơ hội được gặp gỡ những vị lãnh đạo cấp cao thông qua những buổi nói chuyện vài tuần 1 lần. Danh sách này bao gồm tất cả các vị lãnh đạo từ CEO như Tim Cook cho đến giám đốc thiết kế Jony Ive hay những người trong ban điều hành quản lý hệ thống cung ứng của Apple.

Giám đốc thiết kế John Ive
Trong suốt thời gian làm việc ở Apple, Brad đã tham dự buổi nói chuyện của Phó giám đốc Công nghệ chụp ảnh của Apple. Brad không chỉ ra tên nhà điều hành cụ thể nào, nhưng có thể đó là John Kerr – kỹ sư trưởng của ứng dụng chụp hình của Apple cho iPhones, iPads và Macs, theo thông tin mà ông chia sẻ trên trang LinkedIn.

Những buổi nói chuyện như vậy tập trung vào nhiệm vụ của bộ phận đó, con đường nghề nghiệp và thăng tiến, và sau đó họ sẽ khuyến khích đặt những câu hỏi. Họ cũng tiết lộ những insights thú vị về những sản phẩm của Apple và cách thức của họ đã làm ra chúng như thế nào. Ví dụ, khi Brad nghe kỹ sư trưởng của ứng dụng chụp ảnh của Apple nói, anh ấy biết được sự khó khăn khi làm tính năng chụp ảnh trên iPhone 6.

Một trong số thực tập sinh đã hỏi về quá trình đưa ra quyết định chẳng hạn như việc tạo ra camera của iPhone 6, khi mà nó nhô ra ở mặt sau của điện thoại. Brad nói rằng có một vài mâu thuẫn giữa đội ngũ máy ảnh và đội ngũ thiết kế của Jony Ive.

“Đó thật sự là một sự giằng co để đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian dài”. Brad kể lại những gì anh ấy đã nghe được từ buổi chia sẻ. “Nhưng cuối cùng họ đã quyết định để camera nhô lên 1 chút ở mặt sau”.

“Jony Ive đã không hề muốn camera lộ ra ngoài vì ông ấy không muốn nhìn thấy nó bị thô. Họ chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là điện thoại dày hơn hoặc là camera trở nên tệ hơn. Và họ không muốn mất đi một phần tính năng ưu việt của sản phẩm và khiến nó kém hơn những sản phẩm trước.”

Brad cũng nghe được từ phó giám đốc điều hành nói về việc quản lí quy trình sản xuất iPhone số lượng lớn của Apple.

“Một tỉ lệ không nhỏ iPhone bị loại ra khỏi dây chuyền vì không hoàn hảo và không thể bán được. Thật thú vị khi nghe về những chuyện này.”

Nhân viên không nghĩ đến chuyện đi tìm kiếm việc khác

Bên cạnh việc chú trọng đến tính bảo mật, Apple khác với những công ty khác trong thung lũng Silicon ở một vài điểm nữa.

Tại những công ty khác như Google và Facebook, không có gì là lạ khi những nhân viên đã tích lũy đủ kinh nghiệm và ra đi để bắt đầu công ty riêng sau một vài năm làm việc. Nhưng, những nhân viên ở Aple đặc biệt trung thành và thường ở lại công ty ở rất nhiều năm.

Và Sharpe cũng chia sẻ rằng rất nhiều thực tập sinh được tuyển chính thức sau kì thực tập nếu như họ đã thể hiện xuất sắc.

“Thật bất ngờ. Tôi chưa bao giờ thấy điều đó ở nơi nào khác. Họ nói về Steve Job bằng tên thân mật của ông ấy”. Kiểu trung thành này của họ hơi buồn cười. Nhân viên không thật sự muốn đi tìm kiếm việc công việc khác. Họ thậm chí còn không biết có những gì ở ngoài kia.

Và sự trung thành này được đền đáp xứng đáng, Brad tiết lộ rằng, Apple sẽ đền bù xứng đáng, ngay cả với những nhân viên cấp thấp.

Bạn sẽ thấy những người đi đến nơi làm việc bằng xe hơi thể thao nhưng họ chỉ là những kĩ sư bình thường. “Những quản lí cấp cao thì không như vậy. Vì vậy, bạn có thể nhìn thấy tại sao họ không muốn rời đi vì điều này”.

Apple từ chối bình luận cho câu chuyện này.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *